Sáng nay, trường học đón tiếp học sinh mới bằng buổi lễ chào đón.
Những chú chim hòa mình vào cảnh đẹp của cây cỏ xanh tươi.
Tại cửa hàng, khách hàng có thể tìm thấy nhiều loại bánh kẹo ngon.
Gia đình tôi thường xuyên tổ chức cuộc họp nhỏ để trao đổi thông tin.
Trong mùa đông, bảo vệ đôi chân bằng cách mặc đôi bốt ấm áp.
Cuối tuần, chúng tôi thường tổ chức những buổi dã ngoại tuyệt vời.
Mỗi dịp lễ, gia đình tôi trang trí nhà cửa bằng những bức tranh đẹp mắt.
Trong khu vườn nhỏ, có nhiều loại cây cối tạo nên không gian xanh mát.
Bữa tối đặc biệt với những món ăn ngon đã làm tâm hồn chúng tôi hân hoan.
Các bạn hãy giữ gọn đồ đạc cá nhân để không gian trở nên thoải mái hơn.
Thư viện là nơi lưu trữ nhiều loại sách vở hữu ích cho học tập và giải trí.
Bữa sáng ngon miệng với đủ loại bánh trái và đồ uống tươi mát.
Trong căn phòng nhỏ, có đủ đồ dùng và quần áo cho mọi hoạt động.
Dưới tán cây cối, gia đình tổ chức buổi picnic vui vẻ.
Sân trường đầy ắp tiếng cười và niềm vui của trẻ con khi chơi đùa.
Ngày cuối tuần, mọi người tụ tập để thực hiện công việc cây cỏ.
Những chiếc đèn trang trí tô điểm cho không gian ấm cúng trong nhà.
Trong bếp, mẹ chuẩn bị nhiều món ăn ngon cho bữa tối gia đình.
Bảo tàng là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử và văn hóa.
Các em nhỏ hào hứng đến lớp học với cặp sách vở mới.
Những câu này sử dụng từ ghép tổng hợp để truyền đạt ý nghĩa tổng quát và chung cho các đối tượng hoặc hành động cụ thể.
3. Từ ghép phân loại là gì?
Từ ghép phân loại gồm các từ cấu tạo thành một nghĩa nhất định chỉ một địa danh, sự vật, hành động cụ thể nào đó.
Ví dụ: Nước ép cam, bánh sinh nhật,…
Như chúng ta đã biết thì việc chúng ta có thể xác định từ ghép bằng các cách xác định quan hệ giữa các tiếng trong từ về cả âm và nghĩa và để xác định nghĩa của tiếng có thể thực hiện bằng nhiều cách như đặt câu, tìm từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa hoặc tra từ điển.
Trường hợp cụ thể nếu các tiếng trong từ có quan hệ nghĩa và cả quan hệ về âm thì đó là từ ghép thì trong từ có 1 tiếng có nghĩa, 1 tiếng mờ nghĩa nhưng cả hai tiếng đều không có quan hệ âm là từ ghép và trong từ có một từ có gốc Hán, hình thức giống từ láy nhưng các tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép ví dụ cụ thể hơn như “tử tế”, “hảo hán”, “hoan hỉ”, “ban bố”,… Để biết chi tiết hơn Từ ghép là gì? chúng ta sẽ nhận biết từ ghép trong các từ như sừng sững hay là chũng quanh
Trong tiếng Việt, một số từ phức có thể sẽ xuất hiện một tiếng nào đó không rõ nghĩa. Trường hợp nếu thấy xuất hiện trong một số từ phức có tiếng gốc khác nhau thì từ phức này có thể xem là từ ghép nghĩa.
Ví dụ từ ghép phân loại:
– Hạt thóc (hạt ghép với thóc tạo ra ý nghĩa phân loại so với: hạt ngô, hạt đỗ, hạt kê …)
– Bà nội (bà ghép với nội tạo ra nghĩa phân loại chỉ người đẻ ra bố)
– Mèo mướp (mèo ghép với mướp tạo ra nghĩa phân loại chỉ loài mèo có bộ lông màu đen tuyền)
4. Một số bài tập vận dụng và đáp án:
Bài 1: Tìm từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại trong đoạn thơ sau:
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Đáp án:
– Từ ghép tổng hợp: xanh tươi
– Từ ghép phân loại: đất sỏi, đất vôi, bạc màu
Bài 2: Phân các từ ghép sau thành 2 loại:
Học tập, tài giỏi, học vẹt, học gạo, học lỏm, anh cả, anh em, anh trai, anh rể, tươi rói, hoa lá, hoa lan, thuyền bè, gang thép, thuyền nan
Đáp án:
– Từ ghép tổng hợp: học tập, tài giỏi, anh em, hoa lá, thuyền bè, gang thép
– Từ ghép phân loại: học vẹt, học gạo, học lỏm, anh cả, anh trai, anh rể, tươi rói, hoa lan, thuyền nan.
Bài 3: Tìm từ không cùng nhóm với những nhóm từ sau
a) Gồng gánh, đầu đuôi, trong trắng, trắng tinh
Đáp án: Trắng tinh, các từ còn lại trong nhóm đều là từ ghép tổng hợp
b) Hoa đào, hoa quả, quả chín, hoa héo
Đáp án: Hoa quả, các từ còn lại trong nhóm đều là từ ghép phân loại
c) Cá mè, cá quả, cá tôm, tôm hùm
Đáp án: Cá tôm, các từ còn lại trong nhóm đều là từ ghép phân loại
d) Vui mừng, đi chơi, đi đứng, ăn ở
Đáp án: Đi chơi, các từ còn lại trong nhóm đều là từ ghép tổng hợp
e) Da thịt, màu sắc, yêu mến, tính thương
Đáp án: Tình thương, các từ còn lại trong nhóm đều là từ ghép tổng hợp
Bài 4: Thêm tiếng vào mỗi tiếng sau để tạo thành từ ghép phân loại hoặc từ ghép tổng hợp
Nhỏ; sáng; làng; sách; bánh
Đáp án:
Tiếng đã cho | Từ ghép tổng hợp | Từ ghép phân |
Nhỏ | Nhỏ bé | Nhỏ xíu, nhỏ xinh |
Sáng | Sách trong, sáng tươi | Sáng trưng, sáng rực, sáng chói, sáng quắc |
Làng | Làng quê, làng xóm | Làng nghề, làng |
Sách | Sách vở, sách bút | Sách giáo khoa, sách văn, sách |
Bánh | Bánh kẹo, bánh trái | Bánh dẻo, bánh quy, bánh ngọt, bánh trung |
Bài 5: Tìm 5 từ ghép phân loại là từ chỉ đặc điểm; 5 từ ghép phân loại là từ chỉ sự vật; 5 từ ghép tổng hợp chỉ hoạt động; 5 từ ghép tổng hợp là từ chỉ trạng thái:
Đáp án:
– 5 từ ghép phân loại là từ chỉ đặc điểm: Trắng sách, đen nhánh, vàng chóe, đỏ thẫm, đẹp trai
– 5 từ ghép phân loại là từ chỉ sự vật: Bàn gỗ, bàn nhựa, ghế băng, bút bi, bút
– 5 từ ghép tổng hợp chỉ hoạt động: Chạy nhảy, nói cười, đi đứng, trông nom, đùa nghịch
– 5 từ ghép tổng hợp là từ chỉ trạng thái: Yêu thương, quý mến, kính trọng, bực tức, tức giận