Đề bài
Nêu đặc điểm về vị trí và công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp dưới đây:
a. Lê Quý Đôn – tên lúc nhỏ là Lê Danh Phương – nổi tiếng ham học, thông minh, có trí nhớ tốt.
(Thế An)
b. Thế giới biết ơn những nhà phát minh đã góp phần thay đổi cuộc sống:
– Lát-xlô Bi-rô chế tạo nên bút bi.
– Lu-i Brai tìm ra chữ nổi dành cho người mù.
– Giôn Đun-lốp sáng chế ra lốp xe rỗng bơm hơi thay cho lốp cao su đặc.
(Bùi Diệp Anh)
c. Đến Phong Nha – Kẻ Bàng, chúng tôi thích thú ngắm nhìn động Thiên Đường kì vĩ với các nhũ đá đẹp lộng lẫy.
(Đặng Đức)
Phương pháp giải
Em đọc kĩ các câu văn và nhớ lại đặc điểm về vị trí, công dụng của dấu gạch ngang để trả lời câu hỏi.
Lời giải của GV Loigiaihay.com
a.
- Vị trí của dấu gạch ngang: nằm ở giữa câu.
- Công dụng của dấu gạch ngang: đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
b.
- Vị trí của dấu gạch ngang: nằm ở đầu mỗi câu.
- Công dụng của dấu gạch ngang: đánh dấu các ý liệt kê.
c.
- Vị trí của dấu gạch ngang: nằm ở giữa câu.
- Công dụng của dấu gạch ngang: nối các từ ngữ trong một liên danh.
Ghi nhớ
Ngoài việc dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật, đánh dấu các ý liệt kê, nối các từ ngữ trong một liên danh, dấu gạch ngang có thể được đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Các bài tập cùng chuyên đề
Bài 1 :Dấu gạch ngang trong các câu dưới đây được dùng để làm gì? Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam – sự kiện văn hoá quan trọng đối với người yêu thích sách – được tổ chức vào ngày 21 tháng 4 hằng năm. Ha-ri Pót-tơ – bộ truyện của nhà văn Giô-an Rô-linh – có sức hấp dẫn kì lạ với nhiều trẻ em trên thế giới. A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. B. Đánh dấu các ý liệt kê. C. Nối các từ ngữ trong một liên danh. D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích. Xem lời giải >> Bài 2 :Dấu gạch ngang trong câu nào dưới đây dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích? (1) Giuyn Véc-nơ – một trong những người được gọi là "cha đẻ của khoa học viễn tưởng" – rất thích du lịch tới các miền xa xôi. (2) Năm mười một tuổi, cậu định đi theo một chiếc thuyền Ấn Độ – chiếc thuyền mà cậu hi vọng sẽ căng buồm đi khắp đó đây. (3) Khi cha phản đối, cậu đã hứa: – Từ nay, con chỉ du lịch trong tưởng tượng thôi. (4) Nhờ những chuyến "du lịch" đó, Giuyn Véc-nơ đã viết nên nhiều truyện khoa học viễn tưởng: – Hai vạn dặm dưới biển, – Vòng quanh thế giới trong 80 ngày,... (Theo Bảo Ngọc) Xem lời giải >> Bài 3 :Viết 2 – 3 câu về một danh nhân, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích. Xem lời giải >> Bài 4 :Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp dưới đây: a. Thấy Ngô Thì Sĩ nhà nghèo, lại hay mượn sách vào ban đêm, các bạn hỏi cậu lấy đèn đâu mà đọc. Cậu vui vẻ chỉ lên mặt trăng: – Đã có ngọn đèn lớn, ngọn đèn vĩnh cửu kia. (Theo Tuệ An) b. Việt Nam tự hào về Giáo sư Tạ Quang Bửu – nhà khoa học, nhà giáo dục đa tài, uyên bác. (Gia Huy) c. Theo hành trình Đại Tây Dương – Thái Bình Dương, đoàn thám hiểm đã thực hiện chuyến vòng quanh thế giới bằng đường biển. (Ngọc Quảng) d. Trong cuốn Sống một đời tựa biển khơi, các tác giả đã vẽ nên một đại dương với vô vàn sinh vật kì thú: – San hô có muôn hình muôn dạng – Cá hề và hải quỳ có màu sắc sặc sỡ – Tôm gõ mõ tạo ra bản hợp xướng vang động biển khơi,…. (Theo Cao Sơn) Xem lời giải >> Bài 5 :Cần thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong đoạn văn dưới dây? Những trí tuệ vĩ đại bộ sách viết về một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới gồm 5 cuốn. Các bạn nhỏ có thể tìm thấy nhiều thông tin thú vị trong mỗi cuốn sách nhỏ ấy: Tét-xla một kĩ sư điện người Mỹ đã phát minh ra dòng điện xoay chiều, Ma-ri Quy-ri người phụ nữ gốc Ba Lan đã khám phá ra chất phóng xạ. (Theo Nguyễn Bảo Ngân) Xem lời giải >> Bài 6 :Viết 1 – 2 câu có sử dụng dấu gạch ngang với một trong những công dụng sau: a. Đánh dấu các ý liệt kê. b. Nối các từ ngữ trong một liên danh. c. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích. Xem lời giải >> Bài 7 :Dấu gạch ngang trong câu dưới đây được dùng để làm gì? Chọn đáp án đúng. Các loại hoa trái, côn trùng, sâu bọ hoặc động vật cỡ nhỏ - “thực đơn” yêu thích của chim di cư – sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông. A. Dùng để đánh dấu lời đối thoại. B. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích. C. Dùng để đánh dấu các ý liệt kê. D. Dùng dễ nối các từ ngữ trong một liên danh. Xem lời giải >> Bài 8 :Những câu nào dưới dây sử dụng dấu gạch ngang? Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu tìm được. a. Ngày 22 tháng 3 năm 2022, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc khoá VII. (Dương Hồng) b. Năm 1989, đoàn chuyên gia của Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên đã về khảo sát tại Vườn Quốc gia Bạch Mã để tìm hiểu về loài trĩ sao – loài chim quý hiếm đã được ghi vào Sách đỏ. (Anh Lan) c. Khu bảo tồn động vật Ngô-rông-gô-rô có diện tích hơn 8.000 ki-lô-mét vuông, nằm ở phía đông bắc quốc gia Tan-da-ni-a (châu Phi). (Minh Quang) Xem lời giải >> Bài 9 :Chọn dấu gạch ngang hoặc dấu gạch nối thay cho mỗi bông hoa trong đoạn văn dưới đây: Ha*na*mi là lễ hội Hoa anh đào truyền thống của Nhật Bản. Lễ hội này diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm khi hoa anh đào nở rộ. Vào những ngày lễ hội, du khách đến dây có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị: * Đi dạo hoặc bơi thuyền ngắm hoa anh đào. * Tổ chức tiệc trà trong vườn hoa anh đào. * Thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, trong đó có nhiều món được chế biến từ hoa anh đào. * Ca hát hoặc giao lưu văn hoá nghệ thuật truyền thống mừng mùa hoa anh đào nở. (Theo Thanh Long) Xem lời giải >> Bài 10 :Viết đoạn văn (3 – 4 câu) giới thiệu một danh lam thắng cảnh trên thế giới hoặc ở Việt Nam, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang. Xem lời giải >> Bài 11 :Nhận xét về vị trí và tác dụng của mỗi dấu gạch ngang trong mẩu truyện dưới đây: Quà tặng bố Một bữa, Pa-xcan đi đầu về khuya, thấy bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mải mê với những con số: Ông đang phải kiểm tra sổ sách. "Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!" Pa-xcan nghĩ thầm. Trong óc chàng sinh viên trẻ tuổi chợt loé lên một tia sáng. Anh lặng lẽ rút về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó lên giấy. Mươi hôm sau, ông bố rất ngạc nhiên thấy con ôm một vật gì kì lạ đặt lên bàn của ông. – Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bót nhức đầu vì những con tính. - Pa-xcan nói. Thì ra, đó là một chiếc máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại. Theo Lê Nguyên Long – Phạm Ngọc Toàn Xem lời giải >> Bài 12 :Tìm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn truyện dưới đây: Một hôm, Hưng chạy chơi đâu về, thấy một vết mực loang trên bức tranh chiếc tàu thủy – bức tranh mà Hưng vừa mới vẽ, tô màu cẩn thận. Hưng nghĩ ngay là anh Hà đánh đổ mực vào bức tranh. Hưng òa lên khóc. - Làm sao thế con? – Mẹ hỏi. - Anh Hà… – Hưng vừa nói vừa khóc nức nở. – Anh Hà đánh đổ mực ra tranh của con! - Không phải đâu. – Mẹ nói. – Tại con mèo đấy. Lúc nãy, nó làm đổ mực tung tóe, anh Hà đã lau bàn và lọ mực, nhưng tranh của con thì không lau được. Đêm hôm ấy, nằm cạnh anh Hà, Hưng rất khó ngủ và hình như anh Hà cũng thế. Hưng cố gắng lấy can đảm làm lành trước… Theo Xuân Quỳnh Xem lời giải >> Bài 13 :Cần thêm dấu gạch ngang vào vị trí nào trong đoạn truyện sau để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích? “Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và sổ tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!” đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Nam. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật. Theo Nhật An Xem lời giải >> Bài 14 :Tìm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn truyện dưới đây: Tôi đến nhà Xtác-đi – ở ngay trước trường – và trông thấy cái tủ sách của cậu ấy, tôi thấy thèm quá. Xtác-đi không mua được nhiều sách – nhà cậu ấy không giàu – nhưng cậu ấy bảo quản sách rất cẩn thận và dành tất cả số tiền mình có vào việc mua sách. Bằng cách ấy, Xtác-đi đã có một tủ sách nhỏ. Theo A-mi-xi Xem lời giải >> Bài 15 :Tìm 4 vị trí có thể thêm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn truyện sau: Sáng Chủ nhật, mẹ đi vắng, chỉ có hai anh em Sơn ở nhà. - Sơn ơi! Chợt có tiếng mẹ gọi. Mẹ về rồi đây! Sơn chạy vội ra đón mẹ rồi nhanh nhẹn rót nước, mời mẹ: - Mẹ uống nước đi ạ. Giọng Sơn đang hăm hở bỗng trở nên lúng túng. Mẹ ơi, từ lúc mẹ đi chợ, em vẫn chơi ngoan nhưng con mới chỉ kịp quét nhà, đun nước thôi ạ… Mẹ cười: - Thế là con làm được nhiều việc giúp mẹ rồi. Này nhé: Con chơi với em, quét nhà sạch sẽ, lại còn đun nước. Vậy là được ba việc rồi. Con trai của mẹ ngoan quá! Theo Vũ Anh Xem lời giải >> Bài 16 :Viết lại đoạn văn dưới đây, sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. Ai cũng khen bạn Vân (lớp trưởng lớp tôi) là một cán bộ lớp gương mẫu. Thực ra, lúc đầu, chúng tôi (mấy anh chàng hay coi thường con gái) không tin Vân làm được lớp trưởng. Nhưng bây giờ thì khác rồi, cả lớp đều bị Vân thuyết phục… Theo Kim Ngân Xem lời giải >> Bài 17 :Tìm 4 vị trí có thể thêm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn văn sau: Chiều qua, ở ngã ba đường, nơi đặt bảng tin khu phố, xuất hiện một thông báo về giải thi đấu bóng đá thiếu nhi của phường. Hòa “Đen” đội trưởng đội Mũi Tên Vàng ngay lập tức tổ chức họp đội bóng của khu phố. Chỉ 15 phút sau, các cầu thủ tất cả đều đang háo hức chờ trận bóng đá có mặt ở nhà văn hóa. Xem lời giải >> Bài 18 :Tìm dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong mẩu truyện dưới đây. Cho biết mỗi dấu ấy có tác dụng gì. Chúng được viết khác nhau như thế nào? Cậu bé ấp trứng Ngay từ khi còn nhỏ, Giêm Oát-xơn (nhà khoa học Mỹ) đã rất chịu khó quan sát hoạt động của các con vật. Một lần, cả nhà ngồi vào bàn ăn đã lâu mà không thấy Giêm đâu. Mọi người đi tìm. Cuối cùng, họ phát hiện ra cậu bé ở trong kho, đang nằm phủ phục trên mặt đất. - Con đang ấp trứng. Gà con sắp nở rồi đấy! Cả nhà chờ con một lát nhé! - Cậu bé nói một cách tự hào, mắt lấp lánh niềm vui. Cả nhà cười ồ lên. Giêm giận dỗi: - Cả nhà cười gì vậy? Chẳng phải gà mẹ cũng ấp như thế này sao? - Sau này, lớn lên, Giêm Oát-xơn vẫn giữ được niềm say mê tìm hiểu thế giới xung quanh. Ông trở thành một nhà khoa học nổi tiếng, được trao Giải Nô-ben năm 1962. Khi được hỏi về bí quyết thành công, ông bảo: “Bí quyết thành công của tôi là sự say mê.”. Xem lời giải >> Bài 19 :Các dấu gạch ngang trong mỗi câu văn, đoạn văn sau được dùng để làm gì? Chọn thẻ nêu công dụng phù hợp với từng trường hợp. a. Chuyến tàu Hà Nội – Sài Gòn khởi hành lúc 20 giờ. Hồng Hoa b. Ở nhà, mọi người thường gọi Đồng Trọng Nghĩa là Ja Aok – tên một chàng dũng sĩ trong truyện cổ tích Chăm – với ước mong cậu luôn khoẻ mạnh, thông minh và tốt bụng. Trọng Nhân c. Chạy khắp rừng thấm mệt, nai muốn nghỉ ngơi một chút. Nó nằm xuống bãi cỏ rồi nhờ thở: – Nửa giờ nữa, chủ làm ơn đánh thức anh dậy nhé! Thỏ mừng rối rít: – Anh cứ ngủ đi! Ngủ đi! Thế nào em cũng đánh thức anh dậy đúng giờ! Theo Truyện ngụ ngôn chọn lọc d. Bài văn của bạn Tùng có nhiều ưu điểm: – Bố cục rõ ràng; – Các ý được sắp xếp hợp lí; – Dùng nhiều từ ngữ gợi tả; – Sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hoá thú vị. Theo Mai Hương - Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. - Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. - Nối các từ ngữ trong một liên danh. - Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Xem lời giải >> Bài 20 :Khi dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích, dấu gạch ngang được đặt ở vị trí nào? Xem lời giải >> Bài 21 :Cần thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong mỗi câu sau? Vì sao? a. Quảng Bình quê hương thứ hai của tôi đang hằng ngày đổi mới. b. Vỏ cây trầu còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc để chữa đau nhức răng. c. Mỗi năm, vịnh Hạ Long một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam đón hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế. d. Thánh địa Mỹ Sơn di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Xem lời giải >> Bài 22 :Viết 1 – 2 câu giới thiệu một cảnh đẹp mà em biết, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích. Xem lời giải >> Bài 23 :Nêu tác dụng của các dấu gạch ngang trong mỗi đoạn văn sau: a. Trong không gian rộn rã sắc màu, một nhành thạch thảo vừa kết nụ, khoẻ khoắn vươn lên. Bông thạch thảo tim tím xoè cánh nhỏ xinh, cất tiếng náo nức: – Chào các bạn! Các loài hoa vui vẻ đáp lời: – Chào mừng thạch thảo nở hoa! Mai Yến Thư b. Bài đọc “Những con mắt của biển" giới thiệu ba ngọn hải đăng ở nước ta: – Hải đăng Đại Lãnh – còn gọi là hải đăng Mũi Điện – ở tỉnh Phú Yên; – Hải đăng Kê Gà ở tỉnh Bình Thuận; – Hải đăng Vũng Tàu ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hà Hạnh Xem lời giải >> Bài 24 :Cần thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong mỗi câu văn, đoạn văn sau? Vì sao? a. Động Phong Nha nằm trong Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng. Theo Việt Bằng b. Với quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ có độ cao trung bình vào khoảng 800 đến 1000 mét so với mực nước biển, Mẫu Sơn vùng núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn được mệnh danh là vùng đất của gió và sương mù. Theo Hà Giang c. Mặc dù đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng năm cửa ô của Hà Nội xưa là kinh thành Thăng Long vẫn gắn bó với mỗi người dân Thủ đô. Đó là: Ô Quan Chưởng; Ô Cầu Giấy; Ô Cầu Dền; Ô Đống Mác; Ô Chợ Dừa. Theo Hải Minh d. Mặt trời vừa thức dậy, trong nhà đã rộn ràng tiếng gọi của Quân: Anh Kiên ơi! Dậy thôi nào! Ông nội mỉm cười: Hôm nay là Chủ nhật, để anh Kiên ngủ thêm một chút nữa, cháu ạ. Quân nhanh nhảu đáp lời ông: Hôm nay là “Chủ nhật xanh”. Anh em cháu đã hẹn sẽ tham gia dọn vệ sinh khu phố, ông ạ. Theo Hương Ngọc Lan Xem lời giải >> Bài 25 :Viết câu theo mỗi yêu cầu sau: a. Giới thiệu đoạn kịch "Vì đại dương trong xanh”, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để chú thích, giải thích. b. Giới thiệu các nhân vật trong đoạn kịch “Vì đại dương trong xanh”, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để liệt kê. Xem lời giải >> Bài 26 :Tưởng tượng, viết lại cuộc trò chuyện giữa Tiên Cá Trắng và Tiên Cá Đen về việc chăm lo cho các loài sinh vật biển, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang. Xem lời giải >> Bài 27 :Dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp sau dùng để làm gì? Nối các câu có dấu gạch ngang ở cột B với thông tin thích hợp ở cột A và cột C: Xem lời giải >> Bài 28 :Trong đoạn truyện dưới đây, dấu gạch ngang nào có tác dụng đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích? Viết tiếp để hoàn thành câu trả lời của em: Một hôm, Hưng chạy chơi đâu về, thấy một vết mực loang trên bức tranh chiếc tàu thuỷ (1) – bức tranh mà Hưng vừa mới vẽ, tô màu cẩn thận. Hưng nghĩ ngay là anh Hà đánh đổ mực vào bức tranh. Hưng và lên khóc. (2) – Làm sao thế con? (3) – Mẹ hỏi. (4) – Anh Hà... (5) – Hưng vừa nói vừa khóc nức nở. (6) – Anh Hà đánh đổ mực ra tranh của con! (7) – Không phải đâu. (8) – Mẹ nói. (9) – Tại con mèo đấy. Lúc nãy, nó làm đổ mực tung toé, anh Hà đã lau bàn và lọ mực, nhưng tranh của con thì không lau được. [...] Dấu gạch ngang có tác dụng đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích là các dấu gạch ngang có số thứ tự (1), ...... Xem lời giải >> Bài 29 :Cần thêm dấu gạch ngang vào vị trí nào trong đoạn truyện sau để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích? Gạch dưới từ cần thêm dấu gạch ngang ở phía trước: "Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và sổ tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!" đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Năm. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật. Xem lời giải >> Bài 30 :Các dấu gạch ngang trong đoạn văn ở bài tập 1, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập một, trang 32 được dùng để làm gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng. a) Đánh dấu các ý được liệt kê. b) Nối các từ ngữ trong một liên danh. c) Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. d) Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. Xem lời giải >>