Sơ đồ tư duy Truyện Kiều sẽ giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Truyện Kiều được biết đến là một kiệt tác trong văn học Việt Nam. Sơ đồ tư duy Truyện Kiều sẽ khái quát ngắn gọn những thông tin về tác phẩm này cũng như về tác giả Nguyễn Du. Từ đó bạn có thể hiểu phân tích giá trị nội dung cũng như nghệ thuật trong tác phẩm này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu về tác giả và sơ đồ tư duy truyện Kiều
Để hiểu rõ hơn về tác phẩm qua một số mẫu sơ đồ tư duy về Truyện Kiều. Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu qua về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của ông. Chúng ta cùng bắt đầu nhé!
1.1 Tìm hiểu về Nguyễn Du
Nguyễn Du sinh năm 1765 và mất năm 1820, tên thật của ông là Tố Như và lấy hiệu là Thanh Hiên. Ông sinh ra và lớn lên ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Từ nhỏ, Nguyễn Du đã sống một cuộc sống sung túc, ông là người thông minh và giỏi văn chương. Ông được sinh ra trong một gia đình quý tộc, có thế lực, cha ông là Nguyễn Nghiễm - một nhà nghiên cứu sử học, một nhà văn, nhà thơ tài hoa. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần xuất thân bình dân và là người xứ Kinh Bắc. Và ngay từ nhỏ, Nguyễn Du đã chịu nhiều những ảnh hưởng từ mẹ.
Nhưng đến năm 9 tuổi, ông mồ côi cha và đến năm 12 tuổi ông mồ côi mẹ. Từ đó, cuộc sống của Nguyễn Du đã có nhiều biến động và bắt đầu phải sống tự lập từ đây. Nguyễn Du là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về văn hóa dân tộc, văn chương. Cuộc đời của ông đã từng trải, từng đi nhiều, tiếp xúc với nhiều người. Chính vì vậy, vốn sống của ông khá phong phú và là ông rất đồng cảm với những đau khổ của nhân dân.
Nói đến sự nghiệp của Nguyễn Du không ai có thể không nhắc đến những tác phẩm bất hủ bằng chữ Hán và chữ Nôm như Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm.,...Và một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất đó là Truyện Kiều.
1.2 Tìm hiểu về tác phẩm Truyện Kiều
Truyện Kiều là truyện thơ Nôm được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỷ XIX. Ông dựa trên cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc và đã mang đến những thành công nhất định cho tác phẩm.
Truyện Kiều có bố cục 3 phần chính đó là
-
Gặp gỡ và đính ước
-
Gia biến và lưu lạc
-
Đoàn tụ
2. Những cách vẽ sơ đồ tư duy Truyện Kiều
Nếu bạn muốn viết về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của ông, bạn hãy sử dụng sơ đồ tư duy Truyện Kiều lớp 9 để viết được đầy đủ ý cũng như luận điểm.
2.1 Vẽ sơ đồ tư duy thuyết minh về Nguyễn Du và Truyện Kiều
Trong tư tưởng của Nguyễn Du khá phức tạp và có những mâu thuẫn như trung thành với nhà Lê nhưng không hợp tác với nhà Tây Sơn. Ông là một người có lý tưởng, hoài bão nhưng trước cuộc đời của ông lại buồn chán. Nguyễn Du đã đứng giưuax cuộc đời giông tố trong một giai đoạn lịch sử đầy những bi kịch. Đó chính là bi kịch cuộc đời của ông và đã khiến tác phẩm của ông chứa đựng chiều sâu trong thơ văn Việt Nam.
2.2 Sơ đồ tư duy Truyện Kiều của Nguyễn Du
Thúy Kiều được biết đến là nhân vật chính trong truyện. Đây là một cô gái có tài sắc vẹn toàn, tâm hồn lương thiện. Khi đi du xuân, Thúy Kiều đã gặp Kim Trọng - một thanh niên hào hoa, phong nhã. Hai người đã yêu nhau và cùng nhau thề nguyện thủy chung. Nhưng tai họa đã ập đến với Thúy Kiều khi gia đình bị nạn, cô đã nguyện bán mình để chuộc cha. Mã Giám Sinh và Tú Bà đã đưa Thúy Kiều vào lầu xanh và Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh này nhưng không được.
Kiều gặp Thúc Sinh và được Thúc Sinh cứu thoát khỏi lầu xanh nhưng lại bị vợ cả của Thúc Sinh đầy đạo. Kiều đã trốn đi nhưng lại rơi vào lầu xanh thêm một lần nữa. Ở đây nàng đã gặp Từ Hải, Từ Hải đã lấy kiệu làm vợ và giúp nàng báo thù. Do bị Hồ Tôn Hiến lừa nên Từ Hải đã bị giết, Kiều lại bị ép gả cho viên thổ quan.
Đau đớn và tủi nhục, Kiều đã nhảy sông tự vẫn nhưng được Giác Duyên cứu và nương nhờ nơi cửa Phật. Sau đó, Kiều đã gặp Kim Trọng và đoàn tụ với gia đình. Nhưng Kiều đã không kết duyên với Kim Trọng mà họ đã trở thành bạn bè.
Bài viết trên đây đã gợi ý cho bạn về cách xây dựng sơ đồ tư duy truyện Kiều một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Hy vọng, với những gợi ý này sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác phẩm Truyện Kiều cũng như về tác giả Nguyễn Du. Thay vì việc phải ngồi nghĩ từng câu chữ để viết. Bạn có thể tổng hợp theo sơ đồ để có thể cho bạn và người xem dễ hiểu về nội dung câu chuyện.