Top 30 Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (điểm cao).

Admin

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (điểm cao)

Quảng cáo

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện - mẫu 1

Một trong những sự kiện mang tính toàn cầu là “Giờ Trái Đất”. Sự kiện này đã có những tác động tích cực liên quan đến môi trường của Trái Đất.

Năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền. Đến năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”. Nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất” vào năm 2006. Sau đó, một lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a vào ngày 31 tháng 3 năm 2007. Cho đến ngày 29 tháng 3 năm 2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người và trong đó có Việt Nam. Một năm sau đó (2009), hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ.

Sự kiện “Giờ Trái Đất” ra đời với mục đích đề cao việc tiết kiệm điện năng, giảm lượng khí thải đi-ô-xít các-bon - một khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Đồng thời, sự kiện này cũng thu hút sự chú ý của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. Từ đó khẳng định quan điểm cho rằng mỗi một hành động cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng có thể giúp làm thay đổi môi trường sống của chúng ta theo hướng ngày càng tốt hơn.

Sự kiện “Giờ Trái Đất” diễn ra với rất nhiều hoạt động có ý nghĩa như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một tiếng đồng hồ, tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông xanh, tuyên truyền vận động bạn bè, người thân hưởng ứng chiến dịch… Những hành động tuy nhỏ bé nhưng đã đem lại những tác động tích cực đến Trái Đất.

Quảng cáo

Như vậy, sự kiện “Giờ Trái Đất” có ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên… cho nhân loại.

Dàn ý Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

I. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu về sự kiện sẽ thuyết minh.

II. Thân bài

1. Đôi nét khái quát về sự kiện được thuyết minh

- Sự kiện đó có tên là gì? Được tổ chức nhân dịp gì?

- Sự kiện đó được tổ chức ở đâu? Vào thời gian nào?

2. Kể lại diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian:

a. Trước khi bắt đầu sự kiện:

- Nơi diễn ra sự kiện được trang trí như thế nào? Điểm khác biệt so với ngày thường?

- Những người đến tham dự sự kiện gồm những ai? Trang phục và thái độ của họ như thế nào?

- Các khâu chuẩn bị cho sự kiện đã được chuẩn bị như thế nào?

Quảng cáo

b. Quá trình diễn ra sự kiện:

- Sự kiện diễn ra với các hoạt động nào? Đâu là hoạt động chính và được mọi người mong chờ nhất?

- Các sự kiện diễn ra lần lượt ra sao? Với sự dẫn dắt và tham gia của những ai?

- Thái độ, cảm xúc của những người đến dự sự kiện như thế nào?

- Ấn tượng của bản thân về sự kiện? (cách trang trí, hoạt động, âm nhạc, ánh sáng, khách mời, quy mô…)

- Kết quả của sự kiện như thế nào?

III. Kết bài

- Suy nghĩ, đánh giá về sự kiện và.

- Ý nghĩa của sự kiện đó.

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện - mẫu 2

Ngày nhà giáo Việt Nam (tên đầy đủ là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam) là một sự kiện được tổ chức thường niên vào ngày 20 tháng 11 với mục đích tri ân các thầy cô giáo.

Tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

Quảng cáo

Sau 3 năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có mười lăm chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Đến năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.

Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.

Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để các học sinh bày tỏ niềm biết ơn đối với các thầy cô giáo - những người đã có công dạy dỗ những thế hệ học sinh trưởng thành và trở thành những người có ích cho xã hội.

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện - mẫu 3

Mỗi dịp Tết đến xuân về là mọi nơi đều mang không khí rộn ràng, vui tươi. Không ngoại lệ, trong các trường học cũng tổ chức hội chợ xuân.

Đầu tiên, hội chợ xuân bắt nguồn từ hoạt động chờ đón xuân của những học sinh và thầy cô giáo. Hội chợ xuân không quá nhộn nhịp nhưng luôn được chờ mong, đón đợi vì nó xuất phát từ hoạt động chào mừng Tết.

Một số hoạt động của hội chợ xuân có thể kể đến chính là hoạt động làm tặng vật ngày Tết. Các lớp học sẽ cùng tổ chức gian hàng trưng bày nhiều món đồ độc đáo. Đó phần lớn là sản phẩm thủ công nên rất chỉn chu, đẹp đẽ. Các bạn học sinh luôn cố gắng hết sức đầu tư cho sản phẩm của mình. Sản phẩm nhiều nhất có lẽ là những cành hoa đào, hoa mai. Hoa được làm bằng giấy hết sức đẹp mắt. Thêm vào đó, nhiều bạn còn biết làm gian hàng kẹo với các loại kẹo tự làm không quá nhiều đường nên tốt cho sức khỏe và tạo được nhiều ấn tượng. Một số hoạt động khác có thể kể đến của hội chợ xuân ở trường học đó là vẽ trang trí cho lợn đất và tạo nên những thành phẩm đẹp mắt. Chính sự chỉn chu và háo hức của các bạn học sinh mà hoạt động hội chợ diễn ra luôn tấp nập.

Hội chợ xuân diễn ra trong một ngày cuối cùng của tuần học trước khi nghỉ Tết. Đây luôn là hoạt động được đón chờ vì có giá trị lớn kết nối các bạn học sinh và giúp các bạn thêm hiểu ý nghĩa của Tết cổ truyền.

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện - mẫu 4

Ca dao, tục ngữ Việt Nam đã có những câu dành để tôn vinh các thầy cô giáo như: “Không thầy đố mày làm nên”, “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn có một ngày lễ lớn dành để tri ân các thầy cô giáo - Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ngày Nhà giáo Việt Nam hay tên gọi đầy đủ của ngày lễ này là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Đây là một sự kiện được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 hằng năm. Vào ngày lễ này, các trường học trên khắp đất nước sẽ tổ chức lễ mít tinh để chào mừng.
Nguồn gốc của sự kiện này phải kể đến vào tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Sau ba năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có 15 chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.

Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Nhưng phải đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.

Đây là dịp để tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo. Những thế hệ học trò cũng như các bậc phụ huynh trên khắp cả nước có thể gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo của mình. Từ đó, các thầy cô sẽ có thêm niềm tin để tiếp tục sự nghiệp trồng người lớn lao của mình.

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện - mẫu 5

Hằng năm, đất nước Việt Nam có rất nhiều sự kiện tiêu biểu. Một trong số đó phải kể đến Ngày giáo Việt Nam. Đây là dịp để tri ân thầy cô giáo - những người có vai trò to lớn trong cuộc đời của chúng ta.

Ngày Nhà giáo Việt Nam hay tên gọi đầy đủ của ngày lễ này là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Đây là một sự kiện được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 hằng năm. Vào ngày lễ này, các trường học trên khắp đất nước sẽ tổ chức lễ mít tinh để chào mừng.

Nguồn gốc của sự kiện này phải kể đến vào tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Sau ba năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có 15 chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.

Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Nhưng phải đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.

Việt Nam vốn là một đất nước giàu truyền thống tôn sư trọng đạo. Chúng ta cần tích cực giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó với ngày Nhà giáo Việt Nam.

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện - mẫu 6

Giờ Trái Đất là một sự kiện được hưởng ứng ở địa phương em cũng như trên toàn bộ đất nước Việt Nam.

Sự kiện “Giờ Trái Đất” được ra đời từ nhiều năm về trước.Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền. Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”. Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất”. Vào ngày 31 tháng 3 năm 2007, lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a. Vào ngày 29 tháng 3 năm 2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người và trong đó có Việt Nam. Một năm sau đó (2009), hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ.

Mục đích của sự kiện “Giờ Trái Đất” nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng, giảm lượng khí thải đi-ô-xít các-bon - một khí gây ra hiệu ứng nhà kính, đồng thời thu hút sự chú ý của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. Chiến dịch này cũng nhằm khẳng định quan điểm cho rằng mỗi một hành động cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng có thể giúp làm thay đổi môi trường sống của chúng ta theo hướng ngày càng tốt hơn.

Một số việc thường làm khi diễn ra sự kiện “Giờ Trái Đất” như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong khoảng một tiếng đồng hồ (theo quy định của ban tổ chức); Tăng cường sử dụng các phương tiện di chuyển xanh (như tăng thời gian đi bộ, sử dụng xe đạp, xe buýt công cộng...); Vận động gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… cùng tham gia hưởng ứng Giờ Trái Đất…

Như vậy, “Giờ Trái Đất” là một sự kiện tốt đẹp, cần được phổ biến rộng rãi hơn trên toàn thế giới.

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện - mẫu 7

Một sự kiện mang tính toàn cầu, có tác động tích cực đến môi trường chính là Giờ Trái Đất. Việt Nam cũng là một trong những nước hưởng ứng tích cực sự kiện trên.

Ý tưởng chuẩn bị cho hoạt động “Giờ Trái Đất” được bắt đầu vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền. Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”. Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất”. Vào ngày 31 tháng 3 năm 2007, lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a. Vào ngày 29 tháng 3 năm 2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người và trong đó có Việt Nam. Một năm sau đó (2009), hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ.

Mục đích của sự kiện “Giờ Trái Đất” nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng, giảm lượng khí thải đi-ô-xít các-bon - một khí gây ra hiệu ứng nhà kính, đồng thời thu hút sự chú ý của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. Chiến dịch này cũng nhằm khẳng định quan điểm cho rằng mỗi một hành động cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng có thể giúp làm thay đổi môi trường sống của chúng ta theo hướng ngày càng tốt hơn.

Một số việc thường làm khi diễn ra sự kiện “Giờ Trái Đất” như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong khoảng một tiếng đồng hồ (theo quy định của ban tổ chức); Tăng cường sử dụng các phương tiện di chuyển xanh (như tăng thời gian đi bộ, sử dụng xe đạp, xe buýt công cộng...); Vận động gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… cùng tham gia hưởng ứng Giờ Trái Đất…

Như vậy, “Giờ Trái Đất” là một sự kiện tốt đẹp, cần được phổ biến rộng rãi hơn trên toàn thế giới. Mọi người hãy tích cực hưởng ứng sự kiện này, để chung tay bảo vệ Trái Đất.

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện - mẫu 8

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"

Khi cả nước luôn về lễ hội Đền Hùng- quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước thì ở quê hương em cũng có lễ hội Đền Cửa Lân hay còn gọi là Đền Bà vào dịp ngày lễ này. 

Đền Cửa Lân thuộc xã Đông Minh (Tiền Hải) được xây dựng vào thế kỷ XIX, khoảng năm 1835 sau khi Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ mở mang bờ cõi khai sinh ra đất Tiền Châu, nay là huyện Tiền Hải. Đền Cửa Lân nằm ở vị trí cảnh quan đẹp với phong cảnh hữu tình, khuôn viên đền nhìn ra cửa sông Lân. Khu vực nhà đền xưa kia còn gọi là cồn Tiên, nơi neo đậu tàu thuyền đánh cá của nhân dân nhiều địa phương đến lập ấp khai hoang. Tương truyền kể rằng, đền Bà thờ “Tứ Vị Thánh Mẫu Quốc Gia Nam Hải” và một số vị vua khác. Đặc biệt, trong đền còn có ngôi mộ thờ một con cá voi lớn (cá ông) - được coi là vị thần hộ mệnh giúp ngư dân thoát nạn trên biển mỗi khi gặp sóng to gió lớn. Nơi đây, từ năm 1940 đến năm 1952, từng là căn cứ cách mạng chống thực dân Pháp, đến nay đền Cửa Lân đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Theo lịch sử ghi lại, đền Cửa Lân tồn tại trên 184 năm, ngày nay khu nhà đền rất khang trang uy nghi đài các chính là nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, nhân dân địa phương công đức tôn tạo, quản lý. Hàng năm, từ ngày 10 - 12/3 âm lịch, đền Cửa Lân mở lễ hội với các nghi thức rước nước, dâng hương, hát văn. Đây là hoạt động truyền thống với mong muốn cầu cho cuộc sống của nhân dân bình an hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thôn làng bình yên. Lễ hội đền Cửa Lân có hai phần chính, trong đó phần lễ có hai phần: thứ nhất là lễ tế, được các chủ tế, chấp sự đọc văn tế; thứ hai là lễ dâng hương, là lúc mà toàn thể cán bộ và nhân dân địa phương bày tỏ lòng thành kính của mình với các vị tổ tiên, thành hoàng. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay lên đồng được diễn ra. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu ca trù đầy hấp dẫn. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt. 

Nếu có dịp về Tiền Hải, hãy ghé thăm đền Cửa Lân để hòa mình vào không khí sôi động của lễ hội và tìm hiểu cuộc sống bình dị của người dân nơi đây nha mọi người.

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện - mẫu 9

Hải Phòng được vinh danh là thành phố hoa phượng đỏ, vô cùng đẹp và nên thơ. Nơi đây trước kia là một địa danh đặc biệt, bởi nó gắn liền với 3 trận thủy chiến, 3 bậc kỳ nhân ở 3 giai đoạn lịch sử khác nhau và ấn tượng nhất với em là trận Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938.

Trận đầu vang danh chiến thắng Bạch Đằng là khi Ngô Quyền đập tan quân Nam Hán năm 938, đánh dấu đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Trận chiến xảy ra vào năm 937, khi Dương Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ, gây nên sự căm phẫn trong các vị hào trưởng và nhân dân. Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng để tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Quá hoảng sợ, Kiều Công Tiễn đã vội vã cầu cứu Nam Hán, vua Nam Hán là Lưu Cung nhân cơ hội đó đã phong con trai là Lưu Hoàng Tháo thống lĩnh thủy quân. Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Đất nước lâm nguy, Ngô Quyền một mặt tiêu diệt Kiều Công Tiễn trừ mối hoạ, mặt khác huy động nhân dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến. Tại vùng cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã huy động hàng ngàn binh sĩ và nhân dân địa phương xây dựng trận địa cọc để đón đánh quân xâm lược. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên. Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết. Khi nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển. Đúng lúc triều rút nhanh, bãi cọc ngầm nhô lên, quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch bỏ thuyền chạy xuống sông, phần bị giết, phần bị chết đuối, bị hại đến quá nửa. Hoằng Tháo cũng bị thiệt mạng trong đám loạn quân. Vua Nam Hán được tin bại trận trên sông Bạch Đằng , con trai là Hoằng Tháo bị chết, đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Đại thắng Bạch Đằng năm 938 được ghi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta như một chiến công chói lọi, chấm dứt nền thống trị hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một kỷ nguyên độc lập lâu dài cho dân tộc Việt Nam. Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 đã trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua”, xứng đáng là "vị tổ trung hưng" của dân tộc.

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện - mẫu 10

"Giờ Trái Đất" là một sự kiện môi trường mang tính toàn cầu. Sự kiện này đã có những tác động tích cực liên quan đến môi trường của Trái Đất, diễn ra thường niên vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3. Sự kiện này được bắt đầu vào năm 2007 tại Sydney và mỗi năm lượng người và số quốc gia tham gia ngày càng đông đảo.

Sự kiện “Giờ Trái Đất” ra đời với mục đích đề cao việc tiết kiệm điện năng, giảm lượng khí thải Cacbon đioxit - một khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Đây là hành động thiết thực để bảo vệ môi trường và cuộc sống của con người. Quá trình diễn ra sự kiện này tập trung vào việc mọi cá nhân, tập thể tắt đi các thiết bị điện không cần thiết. Từ đó khẳng định quan điểm cho rằng mỗi một hành động cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng có thể giúp làm thay đổi môi trường sống của chúng ta theo hướng ngày càng tốt hơn. Tại Việt Nam, trong những năm qua, sự kiện Giờ Trái Đất đã thu hút sự quan tâm và hưởng ứng của đông đảo người dân, tất cả 63 tỉnh, thành phố. Năm 2022 sự kiện Giờ Trái Đất được diễn ra vào thứ bảy ngày 26 tháng 3, tắt đèn trong vòng một giờ. Sự kiện “Giờ Trái Đất” diễn ra với rất nhiều hoạt động có ý nghĩa như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một tiếng đồng hồ, tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông xanh, tuyên truyền vận động bạn bè, người thân hưởng ứng chiến dịch… Những hành động tuy nhỏ bé nhưng đã đem lại những tác động tích cực đến Trái Đất. Kết thúc Giờ Trái Đất năm 2022 ở riêng Việt Nam cả nước đã tiết kiệm được 309000 kWh tương ứng với hơn 576 triệu đồng tiền điện chỉ trong 60 phút tắt đèn biểu trưng.

Sự kiện Giờ Trái Đất có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã góp phần nâng cao nhận thức của toàn dân về sử dụng tiết kiệm năng lượng và lợi ích của sự kiện mang lại đối với vấn đề phát triển bền vững vì một Trái Đất xanh.

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện - mẫu 11

Sáng qua, trường em đã tổ chức hội thao chào mừng ngày Giỗ Tổ. Tuy quy mô không quá lớn, nhưng các bạn học sinh đều tham gia rất nhiệt tình, tạo nên bầu không khí sôi động.

Vì chỉ tổ chức trong buổi sáng, nên các môn thi chỉ gồm chạy điền kinh, nhảy xa, nhảy cao và kéo co. Mỗi lớp sẽ chọn ra một tổ các bạn dự thi và tự rèn luyện sau mỗi buổi học. Các bạn còn lại thì cùng nhau dọn dẹp vệ sinh lớp học, và trang trí cho các khu vực thi đấu. Chúng em căng dây để khoang vùng nơi thi đấu, treo cờ và cắm biển cho từng khu vực.

Buổi sáng diễn ra hội thao, mới 6 giờ mà sân trường đã nhộn nhịp vô cùng. Các bạn học sinh và cả thầy cô ai cũng vui vẻ và phấn khởi. Sau khi chào cờ và tham gia lễ khai mạc thì hội thao chính thức diễn ra. Các bạn học sinh tản về từng khu vực thi đấu để cổ vũ cho bạn mình. Bầu không khí diễn ra vô cùng sôi động và quyết liệt. Vận động viên nào cũng thi đấu quyết tâm hết sức mình. Từng đợt hô tiếc nuối, từng đợt reo hò bùng nổ tạo nên không khí thể thao coh sân trường.

Đến trưa, hội thao kết thúc. Lễ trao giải diễn ra rất nghiêm túc. Chúng em ai cũng vui mừng và thích thú khi được tham gia hội thao tại trường. Bởi đây là một hoạt động vừa giúp rèn luyện sức khỏe, lại còn giúp gắn kết mọi người hơn.

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện - mẫu 12

Một trong những lễ hội mà tôi đã có dịp chứng kiến là lễ hội đấu vật. Đó là một trong những nét văn hóa tiêu biểu của quê hương tôi.

Lễ hội đấu vật ở quê tôi thường được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Các vòng loại sẽ lựa chọn ra năm đô vật mạnh nhất đại diện cho thôn bước vào trận chung kết.

Trận đấu diễn ra vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Sau khi hai đô vật chào hỏi khán giả, trọng tài thổi còi ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật cởi trần, mặc một chiếc quần đùi, tay buộc một chiếc khăn khác màu sắc để phân biệt. Cả hai đô vật cúi người, nắm vào bắp tay của nhau tạo thành thế đấu vật. Họ di chuyển trên sàn để thăm do đối phương. Đô vật nào cũng ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Phía trên sân khấu, có một người đang đánh trống. Nhịp trống dồn dập khiến không khí càng thêm sôi động. Còn khán giả thì cũng hò reo cổ vũ nhiệt tình. Mười phút thi đấu diễn ra thật căng thẳng.

Khi ban tổ chức thông báo bắt đầu cuộc thi, cả hai bước vào sân cúi chào khán giả. Trọng tài thổi còi và phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật dùng đôi tay chắc khỏe của mình ra múa khởi động. Đôi chân không ngừng giậm nhảy, lùi trước lùi sau để thăm dò đối thủ. Hai đô vật đã tiến sát lại gần nhau, hai tay giữ vào vai đối thủ. Thân hình của họ trông thật dũng mãnh. Còn gương mặt thì đã nhễ nhại mồ hôi. Thoắt cái, đô vật khăn xanh đã vật ngã được đối thủ xuống đất bằng một thế đòn hiểm. Trọng tài ra hiệu thời gian để chờ đô vật khăn đỏ đứng dậy. “Ba… hai… một… Hết giờ!” - đô vật khăn đỏ vẫn nằm dưới sàn nhà. Lúc đó, chiến thắng sẽ thuộc về đô vật khăn xanh. Mỗi một trận đấu vật đều diễn ra sôi nổi, hấp dẫn.

Các trận đấu vật để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Tôi cảm thấy yêu mến và tự hào về những con người của quê hương mình. Họ không chỉ khỏe khoắn, mạnh mẽ mà còn đầy tinh thần thượng võ.

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện - mẫu 13

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, Lễ hội đền Hùng (hay còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương) sẽ được tổ chức tại đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ.

Trước đó, lễ hội đã được diễn ra với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng đã trở thành ngày Quốc giỗ.

Lễ hội gồm có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các nghi thức là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Lễ rước kiệu sẽ có đám rước kiệu với nhiều màu sắc của cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… được xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Còn lễ dâng hương dành cho những người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Phần hội sẽ có nhiều trò chơi dân gian. Những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo) - một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ. Hay những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc - nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến. Hằng năm, rất nhiều khách thập phương đổ về đây để tham dự lễ hội.

Có thể khẳng định rằng, lễ hội Đền Hùng là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc ta, thể hiện được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, lễ hội này cần được lưu giữ đến muôn đời sau.

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện - mẫu 14

Sáng thứ hai hàng tuần, trường em sẽ tổ chức chào cờ. Nhưng tiết chào cờ của hôm nay có chút gì đó khác biệt. Bởi đó là tiết chào cờ cuối cùng của năm 2023.

Sự đặc biệt của giờ chào cờ hôm nay, được thể hiện rõ ràng ngay từ cách trang trí sân khấu. Bên cạnh bục chào cờ, tượng bác hồ quen thuộc, là những lẵng hoa xinh xắn, các vật trang trí như cành mai, cành đào, bánh chưng, bánh tét. Đó chẳng phải biểu tượng của mùa xuân hay sao.

Đầu tiết chào cờ, vẫn là phần chào cờ trang nghiêm, hát quốc ca nghiêm túc của cả trường. Sau đó, thầy tổng phụ trách bắt đầu nhận xét kế hoạch chọc tập của tuần qua và nêu các hoạt động quan trọng của tuần tới. Tuy nhiên, thầy nói khá nhanh, nên kết thúc khá sớm. Sau đó, vô cùng bất ngờ, là phần biểu diễn văn nghệ chào xuân của Câu lạc bộ Nghệ thuật trường em. Buổi biễu diễn gồm 5 tiết mục cây nhà lá vườn vừa có hát vừa có múa, có nhảy, hấp dẫn và sôi động lắm. Các anh chị đều mặc áo dài cách tân của nước ta tạo thêm điểm nhấn cho các tiết mục. Bài hát nào cũng có chủ đề mùa xuân và rất quen thuộc, nên chúng em ở dưới đều hát theo, tạo bầu không khí sôi động.

Sau khi các màn biểu diễn kết thúc, chúng em cũng trở về lớp học. Nhưng trong em vẫn âm vang những giai điệu mùa xuân lúc nãy. Thật tuyệt vời biết bao khi có một giờ chào cờ đặc biệt đến thế.

Xem thêm các bài văn mẫu 6 Kết nối tri thức hay khác:

  • Tri thức ngữ văn trang 5

  • Thánh Gióng

  • Thực hành tiếng việt trang 9

  • Sơn Tinh, Thủy Tinh

  • Thực hành tiếng việt trang 13

  • Ai ơi mồng 9 tháng 4

  • Kể lại một truyền thuyết

  • Củng cố, mở rộng trang 21

  • Bánh chưng, bánh giầy

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 6 theo từng phần:

  • Mục lục Văn biểu cảm, kể chuyện tóm tắt, kể chuyện diễn cảm
  • Mục lục Văn kể chuyện đời thường
  • Mục lục Văn kể chuyện tưởng tượng
  • Mục lục Văn miêu tả

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Những bài văn hay lớp 6 | văn mẫu lớp 6 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 6Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học