Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc về Tết ở Miền Tây

Admin

Trong một năm có 12 tháng, nhưng dường như lúc nào em cũng nhớ, cũng mong chờ về Tết. Quê hương em ở miền Tây cứ hễ mỗi dịp Tết đến lại thật đông vui. Nhà nào cũng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón năm mới.

Tết là một danh từ chứa đựng cả một bầu trời những màu sắc và cảm xúc tuyệt vời. Khi những cây thông noel dần được gỡ xuống, nhường chỗ cho hoa mai, cành quất, thì đó là tín hiệu của cái Tết đang về. Cả thiên nhiên lẫn con người đều ríu rít, vội vã thay áo mới để đón xuân về. Cũng là chợ Tết như bao nơi khác trên mảnh đất hình chữ S này. Nhưng Miền Tây lại mang trong mình một phong vị đặc sắc hơn, đó là chợ Tết trên sông. Một nét văn hóa lâu đời còn giữ lại ở một số địa phương. Chợ nổi ở miền Tây có lẽ không còn xa lạ với những du khách đã trót yêu mảnh đất thân thương này. 

Trên những hàng cây, vạt cỏ ven đường, đâu đâu cũng là những chồi non lá biếc mới trổ. Chúng mong manh mà kiên cường, mặc gió rét vẫn vươn lên mơn mởn. Bầu trời trên cao thì chợt lùi tít lên cao, rộng hơn hẳn. Thấy trời đã bớt chật, nắng cũng ào xuống mặt đất như dòng thác. Sau bao ngày mùa đông ảm đạm, nắng đã vàng ươm, mây đã xanh ngắt, gọi bầy chim én trở về chao liệng, gợi cái Tết đã đến bên thềm.

Biết Tết đến, xuân về, nhà nhà người người cũng háo hức hẳn. 

Tết đến, ai cũng vui tươi hơn, cởi mở hơn. Từ chuyện sắm sửa, dọn dẹp nhà cửa. Đến cách họ chào nhau, chúc tụng nhau nhừng điều tốt đẹp. Đó là sức mạnh của Tết đấy. Nhưng em thích nhất, vẫn là những giây phút đoàn viên của gia đình. Được cùng bố mẹ, anh chị dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng thật đẹp, rồi đi chợ mua sắm, gói bánh chưng, đón giao thừa. Sự ấm áp, sum vầy ấy mới chính là ma lực lớn nhất của Tết, khiến ai ai cũng mong chờ, ngóng đợi suốt cả năm.

Có lẽ, chính vì thế, mà nhà văn Vũ Bằng mới tự tin khẳng định rằng “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”